Đô thị hóa là gì? Tại sao việc đô thị hóa ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội của người dân? Có thể nói rằng nó là một đặc điểm hiển nhiên đáng phải xảy ra với tốc độ phát triển của một nước. Để hiểu rõ về vấn đề này, Nghedecor sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ ngọn nguồn của nó nhé.

Đô thị hóa là gì?

Đây là quá trình mở rộng diện tích đô thị theo tỷ lệ được quy hoạch từ chính quyền. Mặc khác, nó còn được xem là làn sóng di cư của người dân lên các vùng, khu vực khác hay sang một quốc gia khác.

Nếu tính như trên thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa. Ngoài ra, nó còn tính theo tỷ lệ gia tăng của 2 yếu tố trên dựa vào mức độ thời gian.

Hiện nay, ở các quốc gia đã và đang phát triển thì mức độ đô thị hóa càng ngày càng mở rộng. Tại châu Âu hay châu Úc mức độ thay đổi cao hơn 80%.

Còn tại Việt Nam, mức độ đô thị hóa cũng cao hơn các nước đang phát triển trong khu vực. Nó diễn ra nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập thế giới. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng vẫn chưa được chú trọng và nâng cao.

Đô thị hóa là quá trình mở rộng diện tích đô thị theo tỷ lệ được quy hoạch từ chính quyền.

Đô thị hóa là quá trình mở rộng diện tích đô thị theo tỷ lệ được quy hoạch từ chính quyền.

Các hình thức phát triển của đô thị hóa

Chúng ta có 3 hình thức như sau:

Đô thị hóa tự phát

Nó có nghĩa là phát sinh một cách tự nhiên theo thời gian sinh sống của con người. Thể hiện qua mức độ di cư khi không có sự chủ động của cơ quan kiểm soát. Hay không có tổ chức nào đứng ra thực hiện.

Hiểu theo một cách khác, thì đô thị hóa tự phát là tốc độ mở rộng ở mức trung bình và không có sự quy hoạch cụ thể từ cơ quan nhà nước. Nó tự phát triển, nhận làn sóng di cư ồ ạt, gây ra sự gia tăng cơ học liên quan đến dân số.

Đô thị hóa nông thôn

Đây là hình thức có tính quy luật và bền vững. Nó là cả một quá trình nỗ lực của tập thể người dân ở nông thôn khi được phổ biến lối sinh sống ở các thành phố lớn.

Hiện nay, ở nước ta một số vùng đã được phát triển thành khu nông thôn mới khi áp dụng được phong cách sống, cách sinh hoạt và sản xuất, cách xây dựng nhà cửa,…

Đô thị hóa ngoại vi

Đây là một quá trình phát triển đô thị hóa ở vùng ngoại ô của thành phố. Nó là kết quả của việc phát triển các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng được chú trọng,… đã tạo ra các liên đô thị hoặc cụm đô thị,…

Nguyên nhân đô thị hóa là gì?

Một số nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa diễn ra nhanh chóng như ngày nay, bao gồm:
  • Sự di cư của người dân từ nông thôn lên thành phố.
  • Tìm kiếm một nơi để cải thiện thu nhập.
  • Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao, nhưng tỷ lệ tử vong thấp.
  • Mức độ điều chỉnh ở biên giới của mỗi quốc gia về hành chính đô thị.
  • Điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đô thị hóa. Những nơi có khí hậu khô cằn, nóng hoặc lạnh quanh năm sẽ không thể ổn định được cuộc sống. Lúc này, sự di cư là tình thế bắt buộc.
  • Sự điều chỉnh mức độ phát triển của thành thị thu hút người dân ở những nơi khác đến làm việc và sinh sống. Bao gồm giáo dục, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng,…
Những nguyên nhân trên đã tác động đến mức độ đô thị hóa và đẩy chúng tăng cao trong những năm gần đây. Nhiều khu vực không bắt kịp đã dẫn đến tình trạng thiếu lương thực, việc làm, điều kiện sinh sống,…
Sự di cư của người dân từ nông thôn lên thành phố đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.

Sự di cư của người dân từ nông thôn lên thành phố đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.

Quá trình đô thị hóa đã thực sự diễn ra như thế nào?

Từ những phân tích trên, chúng ta đã hiểu mức độ dân số tăng nhanh và liên tục trong nhiều năm đã dẫn đến quá trình đô thì hóa gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, nó cũng đã mở ra khá nhiều cơ hội cho các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh mới. Lối sống ở những thành thị đã dung hòa với nhiều chủng tộc, sắc tộc và trở nên phổ biến.

Quá trình đô thị hóa cụ thể được diễn ra như sau:

  • Tỉ trọng dân cư ở thành phố tăng nhanh so với tổng dân cư hiện có.
  • Làn sóng di dân từ nông thôn lên thành thị tăng trong thời gian ngắn.
  • Các cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhiều ngôi nhà cao tầng được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu sinh sống của người di cư.
  • Nhiều công ty, xí nghiệp được xây dựng thu hút nguồn lao động mới.
Các cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhiều ngôi nhà cao tầng được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu sinh sống của người di cư.

Các cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhiều ngôi nhà cao tầng được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu sinh sống của người di cư.

Tác động trực tiếp của quá trình đô thị hóa

Đối với mỗi thời kỳ phát triển khác nhau, nó đều gắn liền với tốc độ thay đổi đô thị hóa. Tác động trực tiếp vào các vấn đề kinh tế, tác động xung quanh, hệ sinh thái khu vực và đặc biệt là môi trường.

Điểm mạnh

  • Tạo ra việc làm, thêm thu nhập cho người dân.
  • Tạo ra một thị trường tiêu thụ hàng hóa đa dạng và lớn.
  • Tập trung được các nguồn lao động có tay nghề cao.
  • Cơ sở hạ tầng được chú trọng ngày càng hiện đại hơn và có sức hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Điểm yếu

  • Vì làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị nên việc sản xuất ở đây bị đình trệ, thiếu hụt lao động.
  • Số người di cư đông tạo áp lực về việc làm, cơ sở hạ tầng quá tải.
  • Môi trường bị ô nhiễm.
  • Nhiều thành phần dân cư tập trung nên an ninh không được bảo đảm.
  • Các tệ nạn xã hội diễn ra thường xuyên, thiếu việc làm, trộm cắp, phân hóa giàu nghèo tăng cao.

Quy hoạch đất để làm đô thị hóa khiến giá trị bất động sản tăng cao

Giá trị của bất động sản ngày càng được tăng cao khi yếu tố đô thị hóa phát triển nhanh chóng. Do đó, quá trình quy hoạch đất để xây dựng khu đô thị mới luôn gắn liền với bất động sản.

Quy hoạch đất để làm đô thị hóa khiến giá trị bất động sản tăng cao.

Quy hoạch đất để làm đô thị hóa khiến giá trị bất động sản tăng cao.

Không những thế, cơ sở hạ tầng, vật chất và kỹ thuật, giao thông thuận lợi, gần các khu dân cư/ xí nghiệp trọng điểm cũng làm tăng giá trị của đất.

Tổng kết

Đô thị hóa là gì đã được chúng tôi tổng hợp một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Nó có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế thị trường đang thay đổi như thế nào. Và nó cũng là một trong các yếu tố giúp phát triển kinh tế của một quốc gia.

Đánh giá post