Cơ sở hạ tầng là gì? Nhiều người dân vẫn còn đang thắc mắc về vấn đề này khi chuẩn bị mua nhà mới, hoặc mua một khu đất được cấp phép xây dựng. Để làm rõ điều này, Nghệ Decor đã tổng hợp một bài viết khá chi tiết sau đây.
Cơ sở hạ tầng là gì?
Cơ sở hạ tầng là được dùng để chỉ những nền tảng, bộ phận kết cấu dành cho việc phát triển đời sống và kinh tế của người dân.
Nếu xem xét về phương diện hình thái, thì nó là những tài sản hữu hình. Bao gồm cầu cống, đường xá, hệ thống nước sinh hoạt, điện, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng,…
Từ những điều cơ bản đó, các hoạt động về văn hóa, kinh tế, xã hội được con người duy trình thường xuyên và phát triển tối ưu.
Trên phương diện kinh tế hàng hóa thì nó là một loại hàng dùng để phục vụ cho cộng đồng, mang lại lợi ích cho xã hội.
Trên phương diện đầu tư thì nó là một sản phẩm đầu tư được tổng hợp từ nhiều thế hệ cha ông. Nó là mang lại lợi ích khi tiết kiệm chi phí cho quốc gia, là một bộ phận có giá trị cao.
Cơ sở hạ tầng được chính quyền nhà nước đầu tư để đáp ứng các nhu cầu của người dân, đạt được mục tiêu phát triển đất nước trên mọi mặt.
Tổng hợp những điều trên thì cơ sở hạ tầng là gì được hiểu ngắn gọn, bao gồm những vật chất nhìn thất được, kỹ thuật hỗ trợ và thiết chế xã hội.
Nó giúp cho cuộc sống của con người và các hoạt động sản xuất được diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, ngoài yếu tố vật chất thì nó còn có phi vật chất. Điển hình là tốc độ phát triển của xã hội được phản ánh một cách chân thực.
Kiến trúc thượng tầng là gì?
Kiến trúc thượng tầng trong chủ nghĩa duy vật của Marx và Ph.Ăng-ghen được dùng để mô tả tất cả các hệ thống kết cấu bằng vật chất. Nhằm tạo ra các hình thức xã hội và các thiết chế chính trị, xã hội tương ứng. Tất cả được hình thành trên một cơ sở hạ tầng có dự toán trước.
Hiểu đơn giản, kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những gì liên quan đến triết học, tôn giáo, pháp quyền, chính trị, nghệ thuật,… Cùng với đó là các thiết chế của xã hội như đảng phái, nhà nước, giáo hội và các đoàn thể xã hội,…
Chúng có đặc điểm và quy luật vận động phát triển theo hình thái riêng. Mặc dù vậy, chúng vẫn được liên kết với nhau, tác động qua lại và dung hòa để hình thành nên các cơ sở hạ tầng.
Phân loại các cơ sở hạ tầng
Để hiểu rõ hơn cơ sở hạ tầng là gì thì việc phân loại chúng một cách cụ thể sẽ dễ dàng nắm bắt hơn. Do đó, bạn hãy theo dõi tiếp nội dung sau:
Lĩnh vực kinh tế – xã hội
Ở hình thái này, cơ sở hạ tầng bao gồm:
- Đây là một bộ phận phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc lưu thông hàng hóa một cách thuận tiện hơn. Bao gồm hệ thống giao thông vận tải, đường xá, thủy lại, sân bay, bến cảng, cấp thoát nước,…
- Nó còn là bộ phận đảm bảo cho hoạt động văn hóa, đời sống và xã hội của người dân. Bao gồm các ngành giáo dục, y tế, nhà văn hóa, trung tâm xã hội và các công trình công cộng.
- Cơ sở hạ tầng còn có nhiệm vụ bảo vệ, cải tạo và giữ gìn môi trường sống. Bao gồm các công trình bảo vệ đất, rừng, biển; công trình phòng chống thiên tai; các hệ thống xử lý chất thải công nghiệp,…
- Nó còn là một bộ phận của an ninh quốc phòng. Nhằm đảm bảo các điều kiện về vật chất kỹ thuật hiện đại. Bao gồm khu bảo dưỡng vũ khí, khí tài; các hệ thống vật chất bảo dưỡng vũ khí,…
Ngành kinh tế quốc dân
Dựa vào ngành kinh tế mà cơ sở hạ tầng được phân loại như: Bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, xây dựng, năng lượng, thủy lợi, giáo dục, văn hóa xã hội, y tế,…
Theo khu vực dân cư và vùng lãnh thổ
Nó được chia thành các cơ sở hạ tầng như: Khu vực nông thôn, đô thị, đồng bằng, kinh tế biển,…
Phân theo các cấp quản lý
Dựa vào các cấp địa phương và trung ương quản lý mà cơ sở hạ tầng được phân loại như sau:
- Trung ương quản lý cơ sở hạ tầng có quy mô lớn như hệ thống đường sắt, đường quốc lộ, bến cảng hay sân bay,…
- Địa phương quản lý các cơ sở giáo dục, văn hóa, y tế, cầu đường, kênh rạch,..
Nhờ vào tính chất theo các cấp quản lý mà xác định được trách nhiệm, tăng tính chủ động của chính quyền trong việc khai thác các nguồn vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, nó góp phần vào việc kiểm tra, giám sát các biện pháp sử dụng cơ sở hạ tầng, biện pháp quản lý trong phạm vi có thẩm quyền của các cấp.
Phân loại theo tính chất và đặc điểm
Cơ sở hạ tầng được chia làm hai loại là vật chất và phi vật chất:
- Cơ sở hạ tầng theo hình thái vật chất gồm các hệ thống đường điện, đường giao thông, trường học, kênh rạch, công trình y tế, cơ sở quốc phòng an ninh,…
- Xét theo hình thái phi vật chất bao gồm các hệ thống cơ chế hoạt động, thủ tục hành chính, thiết chế xã hội, an ninh trật tự,… Nó liên quan trực tiếp đến các điều kiện, môi trường để đáp ứng cho các hoạt động xã hội, kinh tế và văn hóa.
Tiền cơ sở hạ tầng là gì?
Tất nhiên, một cơ sở hạ tầng nào được xây dựng đều tốn một khoảng chi phí lớn. Nó là tiền thu lại từ người dân thông qua hình thức đóng phí.
Bao gồm các cơ sở hạ tầng cơ bản như đường nhựa, lối đi, năng lượng (điện, nước,…), môi trường xung quanh như cây cối và ao hồ.
Chính vì thế, việc trích ngân sách nhà nước hay truy thu từ người dân nhằm phục vụ nhu cầu sinh sống hợp pháp.
Ví dụ: Các cá nhân mua bán nhà đất theo quy định của pháp luật Việt Nam thì các khoản phí, lệ phí đều phải thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất. Bao gồm lệ phí trước bạn, lệ phí công chứng, lệ phí khác, thuế thu nhập cá nhân,…
Tóm lại, tiền cơ sở hạ tầng là một khoản chi phí riêng mà bên mua yêu cầu bên bán phải nộp. Nó không thuộc các khoản phí được quy định của pháp luật khi chuyển nhượng đất. Chính vì thế, hai bên cần thỏa thuận trước khi thực hiện giao dịch mua bán.
Dựa trên quy định của pháp luật, cấp nông thôn không thuộc cấp quản lý cơ sở hạ tầng theo quy định của tổ chức hành chính. Do đó, để được hiểu rõ các khoản tiền cần đóng, các cá nhân cần liên hệ trực tiếp với ủy ban xã/ phường/ tỉnh.
Quy hoạch cơ sở hạ tầng là gì?
- Hạ tầng xã hội đô thị là các công tình phục vụ cho nhân dân, bộ máy chính quyền, cơ sở vật chất. Bao gồm: Y tế, giáo dục, hành chính, văn hóa, dịch vụ thương mại, thể dục thể thao, cây xanh công viên và các công trình khác. Được các tổ chức có thẩm quyền cân đối và liên kết với nhau cùng thực hiện.
- Quy hoạch hạ tầng xã hội là một tổ chức hệ thống công trình trong địa giới hành chính tại các khu vực nhất định như thị trấn, thị xã, huyện, quận, thành phố, tỉnh. Nhờ đó tạo ra môi trường tốt nhất cho người dân sinh sống. Phù hợp với các yêu cầu để phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời điểm.
Kết cấu hạ tầng là gì?
Kết cấu hạ tầng bao gồm đường sắt, đường bộ, bệnh viện, trường học, hệ thống khoan cấp nước, hệ thống thủy lợi,… được đầu tư bởi các khoản tiền tích lũy của cơ quan nhà nước và địa phương. Nó cũng bao gồm các tài sản vô hình như các khoản đầu tư vào lực lượng lao động.
Kết cấu cơ sở hạ tầng đóng một vai trò chủ chốt, trong quá trình tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của người dân trong một quốc gia.
Xây dựng hạ tầng là gì?
Công trình xây dựng hạ tầng được dùng để chỉ các hệ thống/ cơ sở được tạo ra nhằm phục vụ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người dân.
Nó bao gồm đường đi, điện, trường học, các trạm công cộng quen thuộc. Bên cạnh đó, việc phát triển hệ thống xử lý rác thải, cung cấp nước, viễn thông cũng được chú trọng.
Hiện nay, nhà nước đã dùng ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng để giúp cho cuộc sống hiện đại, văn minh và an toàn hơn. Mang lại điều kiện sử dụng và lợi ích xã hội cho con người.
Các dự án đầu tư bao gồm: Xây dựng – chuyển giao – kinh doanh, xây dựng – chuyển giao, công ty hợp công,… Các công trình phụ trợ như giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước và các dịch vụ gia tăng giá trị của bất động sản khác.
Tổng kết
Cơ sở hạ tầng là gì đã được tổng hợp với đầy đủ ý nghĩa và chi tiết. Nếu bạn đang tìm hiểu vấn đề này thì chắc chắn các nội dụng trên khá hữu ích.