Trong việc thờ cúng của người Việt Nam, bàn thờ ông địa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc mang đến tài lộc và may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, lắp đặt bàn thờ thế nào đúng cách, hợp phong thủy là điều không phải ai cũng nắm rõ. Đừng quá lo lắng vấn đề này sau khi tham khảo những chia sẻ chi tiết dưới đây.
Ý nghĩa của bàn thờ ông địa
Tín ngưỡng thờ phụng bàn thờ ông địa là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Ý nghĩa của bàn thờ ông địa đó chính là mang lại sự may mắn về tài lộc, sự sung túc và giàu có cho gia chủ.
- Bàn thờ ông địa là nét đẹp trong văn hóa tâm linh người Việt
Theo quan niệm của người dân, gia chủ càng chăm chút cẩn thận cho bàn thờ ông địa thì việc kinh doanh, mua bán sẽ ngày càng thành công, phát tài phát lộc. Thực tế, không ít gia đình thờ ông địa đã có những bước chuyển tích cực trong việc làm ăn, gia đình thêm thịnh vượng. Bên cạnh đó, các cá nhân tin vào tín ngưỡng này cũng sẽ luôn may mắn và rủng rỉnh tiền bạc.
Những ai nên lập bàn thờ ông địa
Tùy thuộc vào từng vùng miền, văn hóa khác nhau mà các sẽ có một quan niệm khác nhau về việc lập bàn thờ ông địa.
- Tại miền Bắc: Bàn thờ ông địa thường đặt tại công ty, cửa hàng, gia chủ kinh doanh tại nhà. Những gia đình không kinh doanh thì chủ lập bàn thờ Gia tiên và sắm lễ cúng vào ngày Vía Thần Tài (nếu muốn).
- Tại miền Nam: Đại đa số khu vực tại công ty, văn phòng, nhà riêng… đều lập bàn thờ ông địa.
Các chất liệu làm bàn thờ ông địa
Nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, hiện nay trên thị trường đã sản xuất rất nhiều bàn thờ ông địa với các chất liệu khác nhau, cụ thể:
Bàn thờ ông địa bằng gỗ
- Bàn thờ ông địa bằng gỗ
Bàn thờ ông địa bằng gỗ được đánh giá mang đến phong thủy tốt cho gia chủ từ xưa đến nay. Tuy nhiên, khi lựa chọn chất liệu gỗ thì bạn cần phải chọn loại gỗ tự nhiên, bền chắc và sử dụng lâu dài. Ngoài ra, bàn thờ phải được đo đạc đúng kích thước tiêu chuẩn lỗ ban để mang đến tài lộc tốt.
Bàn thờ ông địa bằng nhôm kính
Loại bàn thờ ông địa nhôm kính nổi trội với khung nhôm và xung quanh được ốp từ thủy tinh trong suốt, vì vậy, khi nhìn vào bạn sẽ rất tinh tế và đẹp mắt. Trong khi sử dụng sản phẩm này, bạn cần phải khá cẩn trọng, tránh việc rạn vỡ ngoài ý muốn.
Bàn thờ ông địa bằng đá hoa cương
- Sang trọng và đẳng cấp với bàn thờ ông địa đá hoa hoa cương
Ngoài mang đến phong thủy tốt cho gia chủ thì bàn thờ đá hoa cương còn thể hiện được tính đẳng cấp và sang trọng. Loại bàn thờ này còn thuận tiện cho việc lau chùi, không bị thấm nước và độ bóng, độ bền trường tồn với thời gian.
Bàn thờ ông địa bằng gạch
Có cấu tạo tương tự như đá hoa cương, tuy nhiên bàn thờ ông địa bằng gạch sẽ được ốp một lớp gạch men sáng bóng phía trong, phía bên ngoài trang trí nhiều họa tiết và hoa văn khác nhau. Nhược điểm của loại bàn thờ này đó là nặng nề, khó khăn trong khi vận chuyển cho nên tính sử dụng phổ biến không cao.
Các vật phẩm không thể thiếu tại bàn thờ ông địa
Việc bố trí, sắp xếp bàn thờ ông địa phải được thực hiện bằng cái tâm và không được làm qua loa. Bởi vì, vận khí kinh doanh của bạn có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào việc này. Một bàn thờ ông địa đầy đủ phải có: Bài vị thần tại, tượng thần tài, lọ hoa, mâm bồng, bát hương, 3 hũ đựng gạo – muối – nước, 5 chén, bát sâu lòng và cóc 3 chân.
- Các vật phẩm không thể thiếu khi thờ cúng ông địa
- Bài vị thần tài: Được đặt phía bên trong của bàn thờ ông địa, phía trước bài vị phải có trăm thỏi vàng giấy.
- Tượng thần tài: Được đặt 2 bên bàn thờ, ông địa nằm bên phải – ông thần tài nằm bên trái (theo hướng từ ngoài nhìn vào bàn thờ).
- Lọ hoa, mầm bông: Bày tỏ tấm lòng thành của gia chủ với bàn thờ ông địa và phải được đặt theo nguyên tắc: bên trái đặt mâm bồng, bên phải đặt lọ hoa.
- Bát hương: Được đặt giữa bàn thờ và nên sử dụng bát hương có chất liệu gốm sứ.
- 3 hũ đựng gạo – muối – nước: Được đặt chính giữa bàn thờ và 1 năm chỉ thay 1 lần vào dịp cuối năm.
- 5 chén nước: Tượng trưng cho Ngũ hành – ngũ phương biểu tượng cho sự phát sinh – phát triển tiền tài.
- Ông cóc 3 chân: Đây là vị thần giữ tài lộc, bảo vệ tiền tài cho gia chủ. Tốt nhất, nên quay ông cóc ra cửa chính để thu hút vận khí may mắn vào mỗi buổi sáng khi thắp hương và quay ông cóc vào bên trong vào mỗi cuối ngày.
- Bát sâu lòng (bát tụ lộc): Thường được đặt bên cạnh bàn thờ rồi đổ đầy nước và rải cánh hoa tươi lên trên. Bát này mang ý nghĩa
Những sai lầm cần tránh khi thờ cúng ông địa
Khi lập bàn thờ ông địa, bàn cần nắm rõ các lưu ý dưới đây để tránh “phạm” đến phong thủy.
- Không được thiếu bài vị gương.
- Không cắm hương chồng chéo lên nhau.
- Đặt bàn thờ sai hướng.
- Thiếu sót bát sâu lòng (bát tụ lộc).
- Màu sắc bàn thờ không hòa hợp với tuổi, vận mệnh của gia chủ.
Nghệ Decor – Chuyên cung cấp bàn thờ ông địa giá rẻ
Trong kinh doanh và làm ăn, người Việt Nam rất tin tưởng việc thờ cúng ông địa khi mang đến cho họ nhiều may mắn, vận khí và sự hanh thông tuyệt vời. Chính vì vậy, trên thị trường có không ít cơ sở cung cấp bàn thờ ông địa để đáp ứng nhu cầu này.
- Nghệ Decor chuyên cung cấp các loại bàn thờ ông địa chất lượng
Tuy nhiên, để tránh việc mua phải sản phẩm kém chất lượng và không đúng như lời quảng cáo thì mọi người chỉ nên tìm hiểu các cơ sở uy tín và nhận được sự đánh giá cao từ khách hàng.
Nghệ Decor là cơ sở chuyên cung cấp các bàn thờ ông địa đẹp, giá rẻ cùng mẫu mã đa dạng đáp ứng nhu cầu và sở thích của mọi đối tượng khách hàng. Trải nghiệm phong cách phục vụ chuyên nghiệp của chúng tôi chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hài lòng.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây, bạn đã nắm rõ cách hướng dẫn sắp xếp bàn thờ ông địa. Nếu có nhu cầu mua bàn thờ ông địa, hãy liên hệ với Nghệ Decor để được phục vụ chu đáo.